DI TÍCH LỊCH SỬ DI TÍCH LỊCH SỬ

Phường Lê Đại Hành tổ chức lễ kỷ niệm 593 năm ngày Hội thề Đông Quan 1427 -2021  (22/11 năm Đinh Mùi – 22/11 năm Canh Tý).
Publish date 06/01/2021 | 08:00  | Lượt xem: 3150

Được sự nhất trí của UBND và phòng VHTT quận Hai Bà Trưng, sáng ngày 04/01/2020 tức ngày 22/11 năm Canh Tý. UBND –UB MTTQ  phường Lê Đại Hành và Chùa Chân Tiên tổ chức Lễ kỷ niệm 593 năm ngày Hội thề Đông Quan tại Chùa Chân Tiên.số 151 phố Bà Triệu. 

Phường Lê Đại Hành tổ chức lễ kỷ niệm 593 năm ngày Hội thề Đông Quan 1427 -2021  (22/11 năm Đinh Mùi – 22/11 năm Canh Tý).

          Được sự nhất trí của UBND và phòng VHTT quận Hai Bà Trưng, sáng ngày 04/01/2020 tức ngày 22/11 năm Canh Tý. UBND –UB MTTQ  phường Lê Đại Hành và Chùa Chân Tiên tổ chức Lễ kỷ niệm 593 năm ngày Hội thề Đông Quan tại Chùa Chân Tiên.số 151 phố Bà Triệu. 

          Dự lễ kỷ niệm có ông ông Đặng Trường Thọ - Bí thư đảng ủy - Chủ tịch HĐND phường; bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Phó bí thư – Chủ tịch UBND phường; và các ông bà thường trực HĐND -  UBND – UBMTTQ phường; trưởng các ban ngành đoàn thể; cán bộ cơ sở và nhân dân trên địa bàn phường. Năm nay do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên Lễ kỷ niệm Ngày hội thề Đông Quan diễn ra phải đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch với quy mô gọn nhưng vẫn giữ được sự trang trọng. Ban tổ chức chỉ thực hiện nghi lễ dâng hương để ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, tinh thần quật cường của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tỏ lòng tri ân tới các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ non sông gấm vóc. 

           Tương truyền chùa Chân Tiên chính là nơi diễn ra Hội thề Đông Quan năm 1427. Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức ngày 10 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, Hội thề lịch sử đã diễn ra. Đây là một hình thức đình chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức. Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông, Tổng binh quân Minh đã đọc “Bài văn hội thề” cam kết đình chỉ mọi chiến sự, đưa quân hoàn hương, không kéo dài năm tháng chờ đợi viện binh.

          Bài văn Hội thề có giá trị như một bản hiệp định rút quân. Vương Thông phải cam kết “ Nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề... không làm theo lời bàn lập tức đem quan về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh, cũng là ngày về đến triều, lại không theo sự lý trong bản tấu, không sợ thần linh núi sông ở An Nam mà bàn khác đi; hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân thì trời đất cùng danh sơn, Đại Xuyên và Thần Kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về đến nhà”. Bằng thắng lợi oanh liệt của kháng chiến dân tộc ta đã thực sự đè bẹp ý chí xâm lược của quân thù, buộc chúng phải ký kết 1 bản hiệp định rút quân.

           Chùa Chân Tiên là nơi ghi dấu ấn lịch sử “Hội thề Đông Quan”. Trong năm qua các tăng ni, phật tử và nhân dân trong phường đã không ngừng đóng góp tiền của, công sức để giữ gìn, tu bổ cảnh quan tươi đẹp và sự tôn nghiêm của chùa. Nơi đây là nơi có bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Phường.

Trước vận hội mới cũng như những khó khăn, thách thức trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, hào khí Đông quan sẽ mãi là niềm tự hào, điểm tựa vững chắc thôi thúc phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

                                                                                                                          Phường Lê Đại Hành