LỊCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO LỊCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO

CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Publish date 16/07/2024 | 11:12  | Lượt xem: 399

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể thành dịch do vi rút Dengue (Đen-gơ) gây nên. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết muỗi đốt. Chính vì thế căn bệnh này đã trở thành dịch, đặc biệt vào mùa hè, mùa mưa, thời điểm mà muỗi sinh sản và phát triển.

 

  1. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh

- Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.

- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút gây ra, một người có thể mắc nhiều lần.

  1. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

               - Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

               - Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt nhiều nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

               - Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc xó tối trong nhà, trên quần áo có mùi mồ hôi, chăn màn hoặc các đồ dùng trong nhà…

               - Muỗi vằn đẻ trứng sinh sản ở ao, vũng nước, các dụng cụ chưa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như chum, vại, xô, hốc cây, các đồ vật hoặc đồ phế thải như lốp xe, vỏ dừa, máng thoát nước… Và chúng phát triển mạnh vào mùa mưa.

3. Biểu hiện của Sốt xuất huyết:

- Trường hợp nhẹ cơ thể có biểu hiện sốt cao khoảng 39-40 độ, kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Rất khó để hạ sốt.

- Có ban đỏ, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, bị đi ngoài nhiều lần, xuất huyết tiêu hóa… không kèm theo ho, sổ mũi.

-  Khi nghi ngờ bị SXH cần đưa ngay người ốm đi khám bệnh. Tuyệt đối không tự uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không cạo gió, không kiêng ăn…

- Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu: li bì, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh... Ngoài ra người bệnh có thể bị đau bụng và buồn nôn liên tục, xuất huyết nội tạng, tụt huyết áp. Nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn, có thể dẫn đến tử vong.

4. Cách phòng, tránh Sốt xuất huyết

 - Hiện nay bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy cần thực hiện các bước phòng tránh sau:

- Phun thuốc diệt muỗi, vợt muỗi bằng vợt điện…

- Thoa kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày…

- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

- Thường xuyên cọ, rửa lu, chum, vại…, dùng bàn chải chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.

- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá để diệt lăng quăng, bọ gậy.

- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu luyn vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.

- Loại trừ ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở.

- Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.

- Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

-Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống bệnh.

- Khi nghi ngờ SXH đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự điều trị tại nhà.

https://huecity.gov.vn/Portals/0/Medias/Nam2022/T7/tin%20tuyen%20truyen%20pc%20sot%20xh.jpg

 

THÔNG TIN

Lịch công tác tuầnThư viên văn bảnDanh mục thủ tục hành chính Hỏi đáp thủ tục hành chínhHòm thư góp ýLịch tiếp công dân